Văn bản mới

Liên kết website

Văn hóa- xã hội

Vẻ đẹp của con người Hà Giang qua lao động sản xuất {Ảnh}

02/05/2024 15:31 517 lượt xem

 

CTTBTG - Trong hành trình mấy ngàn năm dựng và giữ nước của dân tộc và trong 130 năm hình thành và vươn lên, Hà Giang là phương khó khăn nhất vì ở một nơi xa hôi, hẻo lánh, giao thương gặp khó khăn do địa hình miền núi, chia cắt. Trong công cuộc đổi mới, từ điều kiện của một tỉnh miền núi, biên giới, Hà Giang được ví như là nơi nhiều đá nhất cả nước, thiếu đất canh tác nhất cả nước, bước ra khỏi chiến tranh muộn nhất cả nước... Nhưng vượt qua tất cả, bằng sự bền bỉ, nỗ lực không ngừng Hà Giang đã trở thành cái tên gần gũi, mang nhiều vẻ đẹp bởi cảnh vật và tình yêu lao động, sự chịu thương chịu khó làm nên một Hà Giang gan góc, kiên cường mà nên thơ, gần gũi...

Cày nương - một phần của tri thức thổ canh hốc đá của cư dân Cao nguyên đá Đồng Văn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. 

Cày nương do người H,mông chế tác, phù hợp với địa hình đất dốc, nhiều đá. Thân cày chắc khỏe, được làm từ những loại gỗ cứng nhưng dẻo: dâu rừng, chẩn, sến, trai, nghiến... Lưỡi cày có hình tam giác cân, dày, nhỏ hơn lưỡi cày ruộng, mũi hơi tù và cong, có thể linh hoạt len lỏi qua các hốc đá trên nương và chịu được lực khi va đập vào đá.

Hạnh phúc giản đơn 

Một gia đình nhỏ khi đang tách ngô hạt

Hoạt động thường ngày của người dân để làm Mèn Mén


Thu hoạch cây lanh

 

Se lanh dệt vải

 

Dệt vải lanh ở Lùng Tám

 

Phơi vải lanh

 

Vẽ sáp ong - một công đoạn của quy trình sản xuất Thổ cẩm

 

Ánh vàng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa nước đổ - người dân đang chuẩn bị cho vụ cấy mới (Ảnh Chu Việt Bắc)

 

Ra đồng

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì rực rỡ mùa lúa chín (Ảnh Chu Việt Bắc)

 

Ra đồng gặt lúa (Ảnh Chu Việt Bắc)

 

Quân dân một lòng - Bộ đội giúp dân gặt lúa (Ảnh Chu Việt Bắc)

* Những bức ảnh trên được tổng hợp từ cuộc thi “Ảnh đẹp Du lịch Hà Giang” năm 2020 và những bức ảnh của tác giả Chu Việt Bắc của Hà Giang.

Nguyên Lê (Tổng hợp)


Tin khác